Mục lục
- Tự kỷ là gì?
- Một số triệu chứng trẻ tự kỉ dễ nhận biết?
- Sự khác biệt của bệnh tự kỷ và bệnh trầm cảm
- Tỉ lệ mắc phải tự kỷ
- Nguyên nhân
- Can thiệp/ trị liệu
- Top 3 khóa học dạy trẻ tự kỷ hồi phục tốt nhất
- Bài viết liên quan
Top 3 khóa học dạy trẻ tự kỷ hồi phục tốt nhất
Cách dạy trẻ tự kỷ tại nhà? phương pháp dạy trẻ tự kỷ giao tiếp, chậm nói? Trang website nào dạy trẻ tự kỷ hiệu quả nhất? Rối loạn tự kỷ ngày càng phổ biến và gia tăng ở Việt Nam, hiện nay dù chưa có những nghiên cứu chính thức nhưng theo thống kê sơ bộ của Bộ LĐTBXH, cả nước hiện có khoảng 200.000 người mắc chứng tự kỷ. Con số này không ngừng tăng lên tuy nhiên việc điều trị cũng như nhìn nhận về căn bệnh này đang gặp không ít thách thức. Với những gia đình có điều kiện, việc can thiệp và trị liệu cho con sẽ đem đến nhiều cơ hội để trẻ hòa nhập với cuộc sống. Tuy nhiên với những gia đình kinh tế thu nhập thấp thì việc chữa trị bệnh rối loạn tự kỷ sẽ là một gánh nặng. Bởi trên thực tế việc chữa trị rất tốn kém vì hiện nay việc chữa trị vẫn chưa có một bộ tài liệu chuẩn, mỗi nơi áp dụng một kiểu.
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ, hay được gọi là rối loạn tự kỷ, là một dạng rối loạn phát triển, xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường là trước 3 tuổi. Người mắc chứng tự kỷ không có giao tiếp, tương tác xã hội với những người khác, và do vậy, sự phát triển mọi mặt về tâm lý và xã hội đều hạn chế.
Tự kỷ (tiếng Anh: autism) là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại. Cha mẹ thường nhận thấy những dấu hiệu của bệnh này trong hai năm đầu đời của con mình.Những dấu hiệu này thường phát triển dần dần, mặc dù một vài trẻ mắc chứng tự kỉ vẫn đạt mốc phát triển với tốc độ bình thường và sau đó giảm dần.Tiêu chuẩn chẩn đoán yêu cầu những triệu chứng trở nên rõ rệt trong thời thơ ấu, thường là trước khi ba tuổi.
Mặc dù bệnh tự kỷ chủ yếu là di truyền, các nhà nghiên cứu lại nghi ngờ cả hai yếu tố môi trường và di truyền đều là nguyên nhân của bệnh này. Trong những trường hợp hãn hữu, tự kỷ còn gắn liền chặt chẽ với những tác nhân gây dị tật bẩm sinh. Vẫn còn những tranh cãi về những nguyên nhân môi trường khác được đưa ra, chẳng hạn như giả thuyết vắc-xin đã từng bị bác bỏ. Tự kỷ còn ảnh hưởng đến việc xử lý thông tin trong não bằng cách thay đổi cách các tế bào thần kinh và Xi-náp của chúng kết nối và tổ chức; tuy nhiên giả thuyết này vẫn chưa được hiểu rõ.
Một số triệu chứng trẻ tự kỉ dễ nhận biết?
Tự kỷ có nhiều đặc điểm đa dạng từ mức nhẹ đến nặng. Những trẻ mắc chứng tự kỷ thường:
· Có khó khăn trong giao tiếp với người khác: trẻ không cười, nhìn vào mắt người đối diện, không có tương tác với người chăm sóc, không bò/ đi đến người chăm sóc để được bế. Trẻ nói những từ, ngữ không có nghĩa, hay gầm gừ, có sự lặp lại không ngừng một từ hay một câu vô nghĩa. Trẻ như điếc mặc dù thính lực bình thường (giật mình khi có tiếng động).
· Có những hành vi dập khuôn, lặp đi lặp lại, ví dụ như lắc lư người ra phía trước và phía sau, đập đầu, giữ khư khư một đồ vật, bật tắt công tắc liên tục, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác liên tục…
· Ít hứng thú và ít hoạt động. Trẻ em tự kỷ không phát triển được hoạt động chơi mang tính sáng tạo, ví dụ như trò chơi đóng vai “chúng ta hãy giả vờ là…”, theo cách mà những trẻ khác thường chơi. Việc chơi của trẻ Tự kỷ thường cứng nhắc dập khuôn: xoay bánh xe ô tô thay vì cho xe chạy, ít chơi lần lượt với bạn hoặc với anh chị em trong nhà…
· Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh hoặc những công việc/ diễn biến thường diễn ra hàng ngày. Trẻ Tự kỷ cứng nhắc trong tư duy vì vậy trẻ gặp khó khăn để hiểu và tự điều chỉnh khi có sự thay đổi: trẻ đi theo một con đường nhất định để về nhà hoặc đến trường…, chơi xếp hình chỉ theo cách riêng của từng trẻ, chỉ ăn một thức ăn nhất định (cháo, bánh mì..). Nếu thay đổi cách khác với trẻ, lập tức trẻ phản ứng mạnh mẽ (la khóc, cào cấu…) để chống lại sự thay đổi.
· Những trẻ mắc hội chứng Tự kỷ thường bị ám ảnh với những vật cá biệt hay những hành vi đặc biệt, tập trung vào chúng mà không quan tâm đến những việc khác xung quanh.Trẻ cũng có “những vùng phát triển khả năng đặc biệt”. Một số trẻ tự kỷ tổn thương nặng ở nhiều khả năng nhưng họ cũng có thể thể hiện được những tài năng như trong lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật, toán và cơ khí.
Các dấu hiệu của chứng tự kỷ thường xuất hiện sớm từ những năm đầu đời, nhưng đôi khi chúng cũng xuất hiện sau một số tháng phát triển bình thường. Trong hầu hết các trường hợp, không thể xác định được sự kiện nào là sự kiện khiến trẻ đang phát triển bình thường lại dần thoái triển, rơi vào chứng tự kỷ.
Cha mẹ nên đưa trẻ đến các nhà chuyên môn (bác sĩ nhi, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần…) nếu:
· 12 tháng tuổi, trẻ không bập bẹ, bi bô.
· 12 tháng tuổi, trẻ không ra hiệu, làm điệu bộ như vẫy tay, chỉ chỏ, với đồ chơi…
· 16 tháng tuổi, trẻ không nói được từ nào.
· 2 tuổi, trẻ không nói được câu ngắn nào đáp trả.
· Ở mọi độ tuổi, có sự mất/ suy thoái các kĩ năng ngôn ngữ và xã hội.
Sự khác biệt của bệnh tự kỷ và bệnh trầm cảm
Trầm cảm một rối loạn tâm thần phổ biến xảy ra do bị căng thẳng một thời gian dài và biểu hiện đặc trưng là buồn rầu, mất sự thích thú, cảm giác tội lỗi hoặc giá trị bản thân thấp, rối loạn giấc ngủ, ăn uống và kém tập trung.
Tự kỷ gần như là một chứng bệnh bẩm sinh do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội.
Không buồn chán như trầm cảm, người bị tự kỉ có những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại.
Cả 2 chứng tự kỷ và trầm cảm đều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển lâu dài, nhất là đối với trẻ em.
Tuy nhiên, mỗi chứng bệnh lại biểu hiện khác nhau, do đó cha mẹ cần theo dõi, sớm cho trẻ đi khám và tìm ra biện pháp can thiệp kịp thời trong trường hợp trẻ có biểu hiện, hành vi bất thường.
Tỉ lệ mắc phải tự kỷ
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, cứ 10,000 người thì có 12 người mắc chứng tự kỹ và số lượng trẻ nam mắc phải cao gấp 3 lần số trẻ nữ.
Nguyên nhân
Các nghiên cứu hiện nay đều chưa dám khẳng định nguyên nhân chính xác của chứng tự kỷ. Một số giả thiết cho rằng, tự kỷ có nguyên nhân từ các yếu tố sinh học hoặc môi trường, hoặc cả hai, bao gồm cả các yếu tố nhiễm khuẩn lúc mang thai, các khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch, gen.
Qua nghiên cứu các gia đình có trẻ mắc chứng tự kỷ và những gia đình có con song sinh, nhiều học giả ủng hộ giả thuyết về gen. Tuy nhiên, đến nay, các nhà nghiên cứu chưa xác định được gen nào là gen nguyên nhân gây ra chứng này.
Giả thuyết về não cũng được đưa ra, ví dụ như sự phát triển không bình thường của não ngay từ thời kì bào thai hoặc vấn đề bất thường của tuần hoàn não, thiếu các chất sinh hóa trong não (ví dụ như lượng sereton). Tuy nhiên, hiện nay, tất cả những giả thuyết đưa ra vẫn chỉ dừng lại ở mức độ giả thuyết.
Can thiệp/ trị liệu
Phát hiện sớm là điều có ý nghĩa quan trọng cho việc trị liệu trẻ mắc chứng tự kỷ, vì khi được phát hiệp và can thiệp sớm, trẻ sẽ được trợ giúp để phát triển ngay từ đầu các kĩ năng ngôn ngữ, xã hội, nhận thức. Việc can thiệp cho trẻ tự kỷ thường bao gồm:
· Luyện tập, giáo dục cho trẻ các kĩ năng ngôn ngữ, nhận thức, xã hội và kĩ năng tự phục vụ bản thân.
· Hướng dẫn, tư vấn cha mẹ trẻ để hỗ trợ trẻ.
Không có cách chữa nào làm biến mất chứng tự kỹ. Việc can thiệp/ trị liệu chỉ nhằm khống chế và làm giảm bớt các triệu chứng, giúp trẻ cải thiện thực hiện các chức năng.
Top 3 khóa học dạy trẻ tự kỷ hồi phục tốt nhất
1. Chiến lược dạy trẻ tự kỷ hồi phục
Giới thiệu khóa học
Con đường mà bạn đi từ trước đến nay đã không đưa con của bạn đến nơi bạn mong muốn, vì vậy chúng ta đi một con đường hoàn toàn mới.
Khóa học “Chiến lược dạy trẻ tự kỷ hồi phục” chia sẻ phương pháp Son-Rise với âm nhạc trị liệu và một số những trải nghiệm thực tế của giảng viên Chu Thị Thanh Hương sẽ giúp con của bạn phát triển và hồi phục.
Các phụ huynh sẽ được hướng dẫn một số những kỹ thuật đơn giản và rõ ràng để giúp con em mình tiến bộ tích cực, giúp bé hòa mình vào thế giới, tang khả năng giao tiếp, tương tác cho trẻ, khơi nguồn năng lượng học tập tốt.
Bạn sẽ học được gì
Thông tin giảng viên
- 38 học viên
- 1 khóa học
Xem thêm thông tin
Hành trình dạy con tự kỷ phục hồi của tôi
Năm 2009, tôi từ Nga trở về Việt nam và cho con đi khám ở khoa tâm bệnh của Bệnh viên Nhi trung ương. Qua mấy lần khám và có kết luận là con tôi tăng động, giảm chú ý kèm theo chứng tự kỷ Asperger. Nhờ có bác sỹ tâm lý Nhi đã tặng sách cho tôi và khuyên tôi nên học để dạy con. Tôi đã đọc, nghiên cứu và áp dụng nó. Sau đó chị Duyên Phạm đã tư vấn và khuyên tôi hãy mua 1 cây piano để dung âm nhạc trị liệu cho con.
Hơn 1 năm áp dụng, cháu đã đi học tiểu học cùng những đứa trẻ bình thường, mặc dù nhiều lúc con vẫn về kể với mẹ là bị các bạn gọi là đồ tự kỷ. Tôi vẫn luôn dạy dỗ, cổ vũ và đồng hành cùng với con. Hiện tai con tôi như những đứa trẻ bình thường, từ 8 tuổi cháu đã tự đi học bằng xe đạp và hiện nay mỗi tuần 1 buổi cháu tự bắt xe bus 2 chuyến để đi học đàn Piano và còn biết đưa đón em đi cùng, dạy đàn Piano cho em nữa.
Tôi đã có một thời gian làm ở SFORA SCHOOL là nơi dùng âm nhạc và kết hợp với nhiều phương pháp khác để trị liệu cho trẻ tự kỷ. Tôi mong muốn trao đi những kiến thức và trải nghiệp của mình đến với tất cả phụ huynh có con em mang chứng tự kỷ để con em của chúng ta không bị mất đi những cơ hội tuyệt vời trong đời mình chỉ vì thiếu đi những phương pháp công hiệu nhất.
Pingback: Top 3 khóa học Yoga online tốt nhất hiện nay | Săn hàng giảm giá
не работает